Thành phần
- Hoạt chất: Vitamin C 60mg, Vitamin B1 1,4mg, Vitamin B2 1,6mg, Vitamin B5 6,0mg, Vitamin B6 2,0mg, Biotin 0,15mg, Folic acid 0,2mg, Vitamin E 10,0mg, Vitamin PP 18,0mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Công dụng (Chỉ định)
- Phòng và điều trị thiếu vitamin C (bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C.
- Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm, mệt mỏi, nhiễm độc.
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
Liều dùng – Cách dùng
- Uống 1 – 3 viên/ngày. Hòa tan 1 viên thuốc trong 200ml nước.
- Dùng uống.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Khi sử dụng thuốc Hasanvit, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Pyridoxin hydroclorid (vitamin B6):
Thường gặp, ADR >1/100:
- Pyridoxin thường không độc. Đau đầu, co giật (sau khi tiêm tĩnh mạch liều cao), lơ mơ và buồn ngủ. Nhiễm acid, acid folic giảm. Nôn và buồn nôn. AST tăng. Liều>200 mg/ngày và kéo dài (> 2 tháng) có thể gây viêm dây thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngưng thuốc nhưng vẫn để lại ít nhiều di chứng. Phản ứng dị ứng.
Acid ascorbic (vitamin C):
- Thường gặp: Tăng oxalat niệu.
Riboflavin natri phosphat (vitamin B2):
- Không thấy tác dụng không mong muốn của riboflavin. Khi dùng liều cao riboflavin, nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Nicotinamid (vitamin PP):
- Loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, tiêu chảy. Khô da, tăng sắc tố, vàng da, phát ban. Suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết tuyến bã nhờn, làm bệnh gout nặng thêm. Tăng glucose huyết, tăng uric huyết, cơn phế vị – huyết quản, đau đầu và nhìn mờ, khô mắt, sưng phồng mí mắt, chóng mặt, tim nhanh, ngất, thở khò khè.
Acid ascorbic (vitamin C):
- Thiếu máu tán huyết. Bừng đỏ, suy tim. Xỉu, chóng mặt,nhức đầu, mệt mỏi. Buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, co thắt cơ bụng, đầy bụng, tiêu chảy (dùng liều 21 g/ngày). Đau cạnh sườn.
Alpha tocopheryl acetat (vitamin E):
- Vitamin E thường dung nạp tốt. Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, tiêm tĩnh mạch, nhất là khi dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân lúc mới sinh. Đau đầu, chóng mặt. Mờ mắt. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử.
- Bất thường ở tuyến sinh dục, đau nhức vú, tăng cholesterol và triglycerid huyết thanh, giảm thyroxin và triiodothyronin huyết thanh. Creatinin niệu, tăng creatinin kinase huyết thanh, tăng estrogen và androgen trong nước tiểu. Phát ban, viêm da, mệt mỏi, viêm tĩnh mạch huyết khối.
Thiamin hydroclorid (vitamin B1):
- Tác dụng không mong muốn của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm.
- Hiếm gặp: ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn, tăng huyết áp cấp, ban da, ngứa,mày đay, khó thở, kích thích tại chỗ tiêm.
Nicotinamid (vitamin PP):
- Lo lắng, hốt hoảng, glucose niệu, chức năng gan bất thường, thời gian prothrombin bất thường, hạ albumin huyết, choáng phản vệ. Mất ngủ, đau cơ, hạ huyết áp, viêm mũi.
Calci pantothenat (vitamin B5):
- Được báo cáo thường không gây độc tính.
Biotin (vitamin B8):
- Chưa có thông báo về tác dụng không mong muốn.
Acid folic (vitamin B9):
- Ngứa, nổi mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Tương tác với các thuốc khác
Thiamin hydroclorid (vitamin B1):
- Có thể làm tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ.
Riboflavin natriphosphat (vitamin B2):
- Rượu gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột. Riboflavin bị giảm hấp thu ở dạ dày, ruột nếu dùng chung với probenecid.
Nicotinamid (vitamin PP):
- Nicotinamid dùng đồng thời với chất ức chế men khử HGM CoA reductase có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
- Sử dụng cùng thuốc chẹn alpha-adrenergic có thể làm hạ huyết áp.
- Khẩu phần ăn và/ hoặc liều lượng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin có thể cần phải điều chỉnh khi sử dụng đồng thời với nicotinamid.
- Sử dụng đồng thời với thuốc có độc tính trên gan có thể làm tăng độc tính.
- Nicotinamid làm tăng nồng độ carbamazepin trong huyết tương khi dùng chung.
Pyridoxin hydroclorid (vitamin B6):
- Thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Biotin (vitamin B8):
- Một số thuốc đối kháng tác dụng của biotin: avidin, biotin sulfon, desthiobiotin và một vài acid imidazolidon carboxylic.
Acid folic (vitamin B9):
- Sulfasalazin làm giảm hấp thu folat. Các thuốc tránh thai đường uống làm giảm chuyển hóa folat và gây giảm folat ở mức độ nhất định. Thuốc chống co giật có thể làm giảm folat, nhưng nếu dùng acid folic để bổ sung folat thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid ascorbid (vitamin C):
- Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu hồng cầu to của acid folic. Acid ascorbic (vitamin C) Dùng đồng thời với aspirin làm tăng bài tiết acid ascorbic và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu. Vitamin C có tính khử mạnh nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hoá khử như lượng creatinin, glucose trong máu và trong nước tiểu. Vitamin C có thể làm giảm hấp thu selen, tăng tác dụng của nhôm hydroxyd và làm giảm tác dụng của amphetamin.
Alpha tocopheryl acetat (vitamin E):
- Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K nên làm tăng thời gian đông máu.
- Vitamin E bị kém hấp thu khi dùng cùng cholestyramin, colestipol, orlistat.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Không nên dùng để điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin trầm trọng:
- Khi sử dụng chế độ ăn kiêng, phải dùng ít hay không dùng muối natri, lưu ý mỗi viên Hasanvit có chứa 287,5 mg natri.
Riboflavin natri phosphat (vitamin B2):
- Thiếu riboflavin thường xảy ra khi thiếu các vitamin nhóm B khác.
Nicotinamid (vitamin PP):
- Nên làm các xét nghiệm về chức năng gan và glucose huyết trước khi điều trị bằng nicotinamid cho bệnh nhân nếu sử dụng liều cao vượt quá nhu cầu sinh lý (6-12 tuần/lần trong năm đầu và định kỳ các năm sau).
- Thận trọng khi sử dụng nicotinamid liều cao cho những trường hợp: tiền sử loét đường tiêu hóa, hội chứng mạch vành cấp tính, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh thận, bệnh gout, viêm khớp do gout và bệnh đái tháo đường.
Pyridoxin hydroclorid (vitamin B6):
- Sau thời gian dài dùng pyridoxin với liều > 200 mg/ngày, đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng, bệnh thần kinh cảm giác nặng).
- Dùng liều > 200 mg/ngày, kéo dài > 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin và hội chứng cai thuốc.
- Dùng liều pyridoxin > 10 mg/ngày trong thời gian dài chưa được chứng minh là an toàn.
Acid folic (vitamin B9):
- Thận trọng khi sử dụng acid folic trong điều trị thiếu máu chưa rõ nguyên nhân vì acid folic có thể làm giảm các biểu hiện thiếu máu do thiếu vitamin B12 nhưng không ngăn chặn được các triệu chứng thần kinh, dẫn đến tổn thương thần kinh rất nặng.
Thời kỳ mang thai
- Dùng viên sủi Hasanvit với thành phần các vitamin với liều như đã nêu không gây tác hại cho mẹ và thai nhi.
Thời kỳ cho con bú
Dùng viên sủi Hasanvit với thành phần các vitamin với liều như đã nêu không gây tác hại cho mẹ cũng như trẻ bú sữa mẹ.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- Nơi khô, dưới 30oC, tránh sáng, tránh ẩm.
Xếp hạng & đánh giá
Chưa có xếp hạng & đánh giá nào.